Từ lúc Việt Nam chỉ có khoảng 335 ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp thời kỳ mở cửa năm 1986, đến nay con số này tăng lên 80.000 ha và là minh chứng sinh động nhất về tăng trưởng mạnh mẽ của khu công nghiệp. Việc Việt Nam trở thành điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực cũng là yếu tố để bất động sản công nghiệp có đà phát triển.

Làn sóng mới cho bất động sản khu công nghiệp.
Theo các chuyên gia, với chính sách cho các nhà đầu tư thuê đất cũng sẽ tạo ra “bước đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài”. Nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, phân khúc công nghiệp đang đạt được hiệu suất mạnh mẽ, sẽ tiếp tục phát triển, nâng cao hình ảnh quốc gia là một cơ sở và thị trường hấp dẫn cho sản xuất, hậu cần có giá trị cao. Đánh giá về sự tăng trưởng mạnh mẽ và phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng có 4 lý do. Trước tiên là nhờ Việt Nam đang phát triển ngành kinh tế xuất khẩu. Việt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định Thương mại tự do. Đặc biệt, những năm qua, kinh tế Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng khá mạnh mẽ. Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài.

Khu công nghiệp Hiệp Phước - Đối tác chiến lược cho sự phát triển bền vững của Nhà đầu tư
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện rõ qua việc phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Đồng thời, việc tham gia vào 18 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty nội địa và nước ngoài. Hiện thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác, đang trong giai đoạn mới phát triển.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường bất động sản khu công nghiệp, nhất là khi dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn chuyển động theo chiều hướng tăng tích cực. Thực tế gần đây cho thấy, các nhà sản xuất châu Á muốn tận dụng lợi thế của Việt Nam với lực lượng lao động trẻ trung, có tay nghề và mức lương chỉ bằng một nửa so với đội ngũ sản xuất của Trung Quốc.
Ông Jeffrey Perlman – Giám đốc Điều hành và Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Warburg Pincus – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam cho rằng, với sự dịch chuyển cơ sở sản xuất từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam cũng như sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng tiêu thụ nội địa, thị trường bất động sản khu công nghiệp và dịch vụ logistics đã đến thời điểm chín muồi cho tăng trưởng vượt bậc.