1. Quá trình thành lập
Ngày 14/06/2007, Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước ra đời, Bộ phận bảo vệ môi trường được sáp nhập vào phòng Phòng Quy hoạch – Xây Dựng & Môi trường.
Ngày 17/11/2008, Phòng Môi trường được thành lập đứng đầu là Giám đốc Môi trường, là Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng giám đốc. Đây là Phòng Quản lý môi trường đầu tiên trong hệ thống các Khu chế xuất, Khu công nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh.
Phòng Môi trường HIPC ra đời đã thể hiện sự quan tâm và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên Cty CP KCN Hiệp Phước, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu xây dựng một khu công nghiệp sạch và xanh.
Hiện nay, nhân lực về bảo vệ môi trường của Phòng Môi trường HIPC gồm có 14 người. Trong đó có: 02 thạc sỹ, 03 học viên cao học, 04 kỹ sư, 02 kỹ thuật viên và 03 công nhân vận hành.
2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động hiện nay của Phòng Môi trường HIPC
-> Giám sát việc tuân thủ các quy định về BVMT của các Doanh nghiệp
Phòng Môi trường HIPC được xem là cánh tay nối dài của Phòng Quản lý Môi trường HEPZA, là đơn vị giám sát công tác bảo vệ môi trường tại chỗ có tổ chức tốt, đáng tin cậy của Sở TN&MT và Cảnh sát Môi trường.
HIPC đã và đang thực hiện tốt công tác quản lý môi trường thông qua các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, các thủ tục pháp lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường cho các DN trong KCN.
-> Điều hành Trạm Xử lý nước thải.
Vận hành ổn định hệ thống xử lý nước thải
- Đấu nối, thu gom và xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B trước khi xả ra môi trường;
- Hướng dẫn, giúp đỡ DN vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ để ngăn ngừa từ xa rủi ro cho Trạm XLNT.
Vân hành có hiệu quả Nhà máy Xử Lý Nước Thải
- Theo sát chất lượng nước thải đầu ra của DN, góp phần kiểm soát chất lượng nước đầu vào tại Trạm, giảm chi phí đối với xử lý hóa chất và bùn thải;
- Thực hiện tốt Hợp đồng xử lý nước thải và đạt được sự đồng thuận cao từ Doanh nghiệp;
Quản lý rác thải và áp dụng các nguyên lý sản xuất sạch hơn
- Phân loại rác tại văn phòng, thực hành tiết kiệm theo chủ trương của công ty: tận dụng giấy còn sử dụng được, tiết kiệm điện, nghiên cứu vận hành tiết kiệm điện, hóa chất …trong vận hành Nhà máy XLNT, nghiên cứu thử nghiệm tái sử dụng nước thải đã qua xử lý, ứng dụng bùn thải từ Nhà máy XLNT;
3. Một số thành quả khích lệ ban đầu
- Nhờ sự quan tâm, ủng hộ của Ban Tổng Giám Đốc HIPC, Phòng Môi Trường luôn có điều kiện thuận lợi để tổ chức tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các KCN trong và ngoài nước, góp phần củng cố và nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên về bảo vệ môi trường không ngừng. Tính đến nay, Phòng Môi trường HIPC đã có 2 cán bộ trình độ Thạc sỹ và trong vài năm tới con số này sẽ tiếp tục tăng lên gấp đôi;
- Thời gian đầu tiếp nhận Nhà máy XLNT, Phòng Môi Trường HIPC gặp muôn vàn khó khăn liên quan đến công tác vận hành và tính phí XLNT. Tuy nhiên, với sự phấn đấu và không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, Nhà máy XLNT đã đi vào hoạt động ổn định & đấu nối 100% nước thải phát sinh từ các DN trong KCN Hiệp Phước;
- Hiện nay, Hiệp Phước đã trở thành một trong những KCN điển hình của Tp. Hồ Chí Minh trong việc thực hiện công tác quản lý Môi trường. Chính vì vậy, HIPC đã và đang là điểm đến tham quan của nhiều đoàn, nhiều tổ chức trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm và học tập. HIPC cũng góp phần hỗ trợ công tác giáo dục và đào tạo về môi trường bằng những kinh nghiệm và các bài học thực thực tế của HIPC cho nhiều sinh viên của các trường Đại học khi họ chọn đây là nơi thực tập tốt nghiệp;
- HIPC đã thực hiện tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xử lý ô nhiễm đặc biệt là xử lý nước thải. Tạo được niềm tin và uy tín đối với DN;
- Trong thời gian gần đây, HIPC bước đầu thực hiện công tác tái sử dụng bùn thải làm phân bón qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy XLNT và giảm thiểu lượng chất thải phải xử lý.
4. Những công việc đang triển khai
- Chuẩn bị xây dựng Moldule 2 Nhà máy xử lý nước thải để nâng công suất xử lý lên 6.000 m3/ngày.đêm;
- Tái sử dụng nước thải sau xử lý để nuôi cá, tưới cây, cung cấp một số DN (giấy, thuộc da);
- Đang xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001:2004 cho KCN Hiệp Phước, dự kiến sẽ đạt được chứng nhận vào tháng 01/2011 của Tổ chức chứng nhận TUV Rheinland Vietnam;
- Ứng dụng bùn thải làm phân bón và gạch lót đường;
- Trao đổi, chia sẻ mô hình quản lý môi trường KCN và vận hành Nhà máy XLNT đối với các KCN, KCX bạn;
- Tham gia hướng dẫn sinh viên các trường đại học thực tập tốt nghiệp.
5. Ý kiến của đại diện cơ quan chức năng, báo chí
- “Nhìn chung, Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn Doanh nghiệp, bước đầu HIPC đã làm tương đối tốt.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra cần xem xét kỹ hơn nữa các giấy phép của DN đã hoàn chỉnh hay chưa, trong quá trình hoạt động có thực hiện theo đúng giấy phép hay không. Nếu có phát sinh thêm công đoạn sản xuất phải có hướng dẫn cụ thể cho DN thực hiện thủ tục môi trường đúng quy định; kiểm tra các thông số đo đạc có phù hợp với quy định hiện hành; hướng dẫn DN thật chi tiết việc đăng ký Sổ Chủ nguồn thải, sử dụng liên chứng từ, các form cảnh báo, biển báo chất thải nguy hại sẵn có để có thể cung cấp cho DN; Cần tuyên truyền nhiều hơn nữa cho các DN thực hiện về môi trường tại địa bàn”
Ông Phạm Thanh Trực-Trưởng Phòng Quản lý Môi trường Hepza
- “Về quản lý: hướng dẫn Doanh nghiệp tận tình, hỗ trợ doanh nghiệp tốt.
Nhân viên cần nắm pháp lý nhiều hơn nữa, làm việc với đơn vị đo đạc, ra kết quả nhanh chóng; P.MT HIPC quan tâm đến Trạm XLNT đẩy nhanh nhanh tiến độ module 2, nhắc nhở trang phục bảo hộ lao động cho nhân viên, tránh để xảy ra tai nạn lao động.”
Ông Phạm Hồng Thái – Phòng Đại diện Hepza tại Hiệp Phước
- “Trước hết, tôi đánh giá cao sự hợp tác của P.MT HIPC với báo chí. Khi có sự kiện hoặc vụ việc liên quan đến vấn đề môi trường trong khu công nghiệp, P.MT HIPC không né tránh và cởi mở trao đổi, cung cấp thông tin trong phạm vi cho phép. Điều này là rất cần thiết, để thông tin đến với bạn đọc chính xác và khách quan nhất.
Tuy nhiên, nếu có thể P.MT HIPC nên chủ động cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề môi trường ở khu công nghiệp, chẳng hạn công tác cấp phép, kiểm tra, quan trắc môi trường của các dự án, các công ty để báo chí có thông tin kịp thời, đầy đủ hơn”.
Nhà báo Nguyễn Triều – BáoTuổi Trẻ
- “Điểm mạnh của P.MT HIPC là chủ động kiểm tra các đơn vị vi phạm và thông tin cho báo chí kịp thời; Điểm yếu: Chưa biểu dương được các đơn vị thực hiện tốt”.
Nhà báo Đức Thành – Báo Sài Gòn Giải Phóng
- Với tư cách cá nhân, là người quản lý trực tiếp KCN Hiệp Phước từ khi thành lập PC 49 đến nay, Tôi có đôi lời cùng gửi đến P.MT HIPC:
“HIPC luôn làm tốt Công tác quản lý môi trường tại địa bàn. Sau hơn 02 năm nhìn lại, Hiệp Phước đã đổi mới và cải thiện ngày càng chỉnh chu hơn. Đặc biệt là đội ngũ các nhân viên luôn tận tình hỗ trợ DN, cầu thị và không ngừng cải tiến bản thân."
Trung tá Nguyễn Tấn Thành - PC 49, CA.Tp.HCM

Tích La