Bộ Công Thương đã tiến hành họp khẩn vào chiều ngày 20/3 vừa qua để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là dệt may và xuất khẩu nông thủy sản, trong bối cảnh nhiều thị trường đình trệ do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trên toàn cầu. Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, về xuất khẩu, 2 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu 39,0 tỷ USD, tăng 8,4%.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 12,5 tỷ USD tăng 16,6%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,6 tỷ USD, tăng 5,3%. Tuy nhiên, với tác động của dịch COVID-19, hầu hết các sản phẩm nông sản đều có kim ngạch sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm thủy sản 2 tháng đầu năm ở mức 3,35 tỷ USD, giảm 4,9%. Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 33,25 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ, đã góp phần bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu nông, thủy sản. Tuy nhiên, với các mặt hàng công nghiệp chế biến, nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với doanh nghiệp Việt Nam mà cho cả các nước khác khi đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc.
Vận hành kinh doanh trong mùa dịch COVID-19 khó hay dễ? Doanh nghiệp của bạn nên làm gì?
Đặc biệt, nhóm hàng dệt may bị tác động tương đối nặng nề. Trong đó, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại giảm 7,2%; vải mành, vải kỹ thuật giảm 3,4%; hàng dệt và may mặc chỉ tăng 2,2% (cùng kỳ tăng 11,8%). Việc nhập khẩu các hàng hóa trung gian (nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, nguyên liệu dược phẩm) đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép được nhập từ Trung Quốc chiếm khoảng 70%, tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 11%. Trong khi 2 quốc gia này đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, làm giảm nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất. Trong 2 tháng đầu năm nay, cả nước nhập khẩu tổng cộng 734,7 triệu USD nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,7%).
Điều tồi tệ nhất với một nhà công nghiệp là sản xuất mà không bán được, hàng tồn động và dẫn đến phá sản. COVID-19 không những khiến người bệnh khó thở mà còn bóp nghẹt cả nền kinh tế. Khi khủng hoảng kéo dài nhiều tuần nhiều tháng, số doanh nghiệp vừa và nhỏ bị "giết" có thể còn lớn hơn số ca tử vong do dịch.
-----
Tình hình dịch viêm phổi cấp do virus COVID-19 gây ra không chỉ ảnh hưởng đến đời sống xã hội mà còn tác động mạnh đến kinh tế. Hàng loạt doanh nghiệp đối mặt với khó khăn trong khi chưa ai có thể đoán trước được dịch sẽ diễn tiến ra sao. Việc chuẩn bị tốt các kịch bản phòng/ chống dịch mà vẫn đảm bảo vận hành kinh doanh liên tục là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy việc vận hành kinh doanh trong mùa dịch COVID-19 là khó hay dễ? Doanh nghiệp của bạn nên làm gì để vượt qua đại dịch toàn cầu? Dưới đây là cẩm nang "Vận hành kinh doanh trong mùa Virus" cho doanh nghiệp. Cẩm nang bao gồm những nguyên tắc sống còn, những hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh giúp doanh nghiệp:
- Quản lý con người
- Quy trình kinh doanh
- Quản trị nhà cung cấp và khách hàng
- Truyền thông nội bộ và bên ngoài
Các doanh nghiệp được khuyến khích lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh liên tục để giảm thiểu gián đoạn hoạt động và đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn vận hành trong suốt thời gian bùng phát virus. Đối với nhân viên có công việc được thực hiện ở các quốc gia hoặc khu vực bị ảnh hưởng, cần đảm bảo rằng nhân viên được bảo vệ hoặc theo dõi đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Doanh nghiệp phải đảm bảo có kế hoạch dự phòng nếu nhân viên bị cách ly hoặc bị nhiễm bệnh, đảm bảo có các phương án thay thế nhà cung cấp và khách hàng để hoạt động doanh nghiệp có thể tiếp tục và cập nhật liên tục thông tin dịch bệnh cũng như những chuyển biến của thị trường trong thời điểm này,...
-----
Đánh giá tác động của dịch Virus COVID-19 tới 23 nhóm ngành: (Xem full bảng đánh giá tại đây)
Đánh giá tác động của dịch Virus COVID-19 tới 23 nhóm ngành: (Xem full bảng đánh giá tại đây)
Tài liệu chỉ mang tính tham khảo. Việc ứng dụng sẽ tùy vào tình hình dịch bệnh thực tế và từng doanh nghiệp. Hi vọng cẩm nang sẽ phần nào giúp quý doanh nghiệp an tâm kinh doanh trong mùa virus. Tải full cẩm nang tại đây!
Nguồn: www.brandsvietnam.com