Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh) được xác định là vùng quan trọng hàng đầu trong cả nước về phát triển kinh tế - xã hội. Khu vực đang hội tụ những lợi thế vượt trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Với tầm quan trọng đó để vùng phát triển một cách liên hoàn thì việc phát triển hệ thống giao thông kết nối liên vùng là rất quan trọng đặc biệt là khi tuyến đường vành đai 3 đi vào hoạt động, khai thác đây sẽ là tuyến đường kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Đồng Nai, dự án sẽ tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối các tỉnh hình thành nên vùng kinh tế hiện đại.
- Đoạn 2: Từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn (đoạn xanh lá cây bản đồ bên trên)
- Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22 (đoạn màu cam trên bản đồ)
- Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 về Bến Lức (đoạn màu xanh dương)
Đầu tư Vành đai 3: Không chỉ cần thiết mà cấp thiết
Hệ thống đường vành đai đang được quy hoạch, trong đó điểm nhấn là Vành đai 3 sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhận và giải tỏa các luồng xe quá cảnh, giảm tải các tuyến đường nội đô và cải thiện tình trạng giao thông của TP. Ngoài ra còn kết nối TP với các tỉnh lân cận, rút ngắn thời gian di chuyển, giúp hoạt động vận tải, thông thương mua bán trong khu vực nhanh hơn.
Lợi ích tiếp theo được ông Phúc đưa ra là thông qua tuyến Vành đai 3, TP.HCM sẽ có sự kết nối xuyên suốt với các đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch, Thủ Đức. Từ tuyến đường này sẽ mở rộng ra kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ và hành lang xuyên Á. Hoàn thành dự án này là điều kiện cần để đầu tư các tuyến cao tốc hướng tâm, hình thành hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TP.HCM với các tỉnh, giảm ùn tắc giao thông khu vực.
Dồn lực ngân sách
Theo thông tin của Báo Đầu tư, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký Tờ trình số 116/TTr-CP đề nghị Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM. Đây là một trong 2 công trình xây dựng đường vành đai đô thị lớn nhất Việt Nam vừa được cấp có thẩm quyền chọn đưa vào danh mục các dự án được ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công để có thể hoàn thành dứt điểm trong 3-4 năm tới.
Bình đồ hướng tuyến vành đai 3 TP.HCM
Trước đó, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án đã được sự đồng thuận cao của Hội đồng Thẩm định Nhà nước cũng như các thành viên Chính phủ. Theo đề xuất của Chính phủ, Dự án có tổng chiều dài 76,34 km, trong đó đoạn qua địa bàn TP.HCM 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km; Long An 6,81 km. Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh bề rộng từ 63-120 m; thực hiện đầu tư phân kỳ với quy mô phân kỳ 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80 km/h với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75 m; các yếu tố hình học được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Ngoài việc đầu tư chính tuyến đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, Dự án còn xây dựng phần đường song hành 2 bên qua đô thị, khu dân cư (bố trí không liên tục) theo quy mô từ 2 đến 3 làn xe. Tổng diện tích đất chiếm dụng của Dự án khoảng 642,7 ha, trong đó đất trồng lúa 70,24 ha, đất nông nghiệp khác 103,52 ha, đất rừng sản xuất 16,82 ha, đất dân cư 64,1 ha, đất trồng cây lâu năm 229,62 ha, đất khác 158,4 ha. Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn phân kỳ đầu tư (giai đoạn I) khoảng 75.378 tỷ đồng, bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 41.589 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị là 25.945 tỷ đồng; phần còn lại là dự phòng, chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác.