5 lợi thế cạnh tranh khi đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam

Ngày đăng: 15/08/2024 08:50:00

Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn đã có hướng dịch chuyển các lĩnh vực chế biến, chế tạo như công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo sang các nước châu Á và Việt Nam được đánh giá là một quốc gia rất hấp dẫn để đầu tư. Tại diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIPF 2024) diễn ra chiều ngày 30/07, ông Vũ Văn Chung - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có góc nhìn lạc quan về thị trường bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) thời gian tới. Theo ông Chung, nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn đã có hướng dịch chuyển các lĩnh vực chế biến, chế tạo, trong đó có các sản phẩm mới như công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo sang các nước châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam được đánh giá là một quốc gia rất hấp dẫn để đầu tư.

a1 5914

Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam là sự kiện thường niên chuyên sâu về lĩnh vực bất động sản công nghiệp và kết nối đầu tư

Có ý kiến cho rằng đây là cơ hội trăm năm có một để Việt Nam tận dụng cơ hội, thu hút đầu tư có chất lượng và cũng là cơ sở để BĐS KCN phát triển trong thời gian tới. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, ông Chung cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. Thứ nhất là ổn định chính trị; thứ hai là nền kinh tế Việt Nam sau nhiều năm vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định. Thứ ba, về nguồn nhân lực, Việt Nam có khoảng 100 triệu dân với khoảng 57 - 59 triệu người là độ tuổi lao động và đang được đào tạo, bổ sung trình độ. Thay vì trước đây Việt Nam thu hút đầu tư với giá rẻ thì nay là nguồn nhân lực có chất lượng tốt. Thứ tư, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế thế giới. Thứ năm, các đột phá chiến lược đang được Chính phủ tập trung thực hiện phát triển hạ tầng đường bộ, đường biển, đường không và tương lai là đường sắt, tạo không gian lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Ngoài ra, sự quyết liệt của Chính phủ trong vấn đề cải cách về các thể chế, các quy định để thúc đẩy thị trường.

Ông Chung cũng thông tin rằng các ngành mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao thì Chính phủ đã lập các tổ công tác trực tiếp chỉ đạo, xúc tiến các nhà đầu tư. Mục tiêu đào tạo khoảng 50 ngàn kỹ sư, đến năm 2030 là 100 ngàn nhân lực cho ngành bán dẫn. “Hiện nay, Việt Nam chuyển qua giai đoạn thu hút FDI chất lượng cao có chọn lọc, do đó sẽ là thách thức đối với các Ban quản lý KCN, các nhà cung cấp do hàng hóa của nhà đầu tư sẽ được nâng cao”, ông Chung nói.

Nói về giá thuê KCN, ông Chung nhấn mạnh cần phải lưu ý, vì nếu cứ tăng giá thì đến lúc nào đó khả năng cạnh tranh của Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Do vậy cần phải hài hòa, đảm báo giá cho các nhà đầu tư vào thuê có được tính cạnh tranh trong khu vực. Ngoài ra, để duy trì thu hút đầu tư, ông Chung cũng đưa ra giải pháp, đầu tiên, hiện nay xu hướng của Việt Nam đang chuyển dịch từ thu hút sang hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Thể hiện rằng giữa các bên cùng hợp tác đầu tư, cùng phát triển và cùng tận hưởng thành quả. Thứ hai, cần tham mưu cho Chính phủ xây dựng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có chọn lọc.
Về vấn đề xanh hóa, bà Trang Lê – Giám đốc Cấp cao Khối nghiên cứu và tư vấn JLL Việt Nam cho rằng, linh kiện điện từ và dệt may vẫn là hai ngành đóng góp tỷ trọng lớn thì không có lý do gì để không tiếp tục phát huy ngành này nữa, chỉ là trong quá trình sản xuất sẽ chuyển đổi xanh hóa như thế nào, song song với việc mở rộng thêm ngành khác. Theo bà Trang Lê, hiện Việt Nam đang ở một thời điểm gần như là bước ngoặt, với những gì đã có đưa vị thế Việt Nam như hiện nay thì sẽ không kéo dài quá lâu nữa nếu không thực sự kiên quyết hơn trong việc xanh hóa, cải thiện các thủ tục pháp lý, hay các quy trình cần phải làm nhanh hơn nữa. Các nước trong khu vực họ đã đang đẩy mạnh việc này.

Nguồn: vietstock.vn

Khu công nghiệp Hiệp Phước, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 1.686 ha
      - Sở hữu vị trí chiến lược, là khu công nghiệp lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
      - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện: điện, nước, xử lý nước thải, viễn thông, mạng lưới khí công nghiệp,...
     - Hệ thống cảng biển Quốc tế nội khu giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí vận chuyển. Hải quan tại chỗ giúp thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa dễ dàng, thuận tiện.
      - Hỗ trợ hoàn tất thủ tục pháp lý ban đầu nhanh chóng, miễn phí.
Hơn 20 năm qua, 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tin tưởng lựa chọn Khu công nghiệp Hiệp Phước làm đối tác phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng hoàn thiện và đổi mới để mang lại giá trị lợi ích cao nhất cho mỗi nhà đầu tư khi đến với Khu công nghiệp Hiệp Phước.